VÌ SAO MẸ NÊN THỰC HIỆN SÀNG LỌC TIỀN SẢN GIẬT SỚM?

► Tiền sản giật nguy hiểm đến mẹ và thai nhi như thế nào?

Tiền sản giật (TSG) là rối loạn chức năng nhiều cơ quan liên quan đến thai nghén xảy ra từ sau tuần 20 của thai kỳ đặc trưng với sự xuất hiện triệu chứng tăng HA và protein niệu hoặc các dấu hiệu như: giảm tiểu cầu, suy gan, suy thận, phù phổi, triệu chứng ở não hoặc mắt liên quan đến tổn thương nhiều cơ quan do ảnh hưởng của TSG. TSG nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sản giật.

Sản giật (SG): là sự xuất hiện những cơn co cứng – co giật khu trú hoặc toàn thân có hoặc không kèm theo hôn mê xảy ra trên những bệnh nhân có triệu chứng của TSG sau khi đã loại trừ cơn co giật do các nguyên nhân khác như động kinh, nhồi máu não, xuất huyết não hoặc do sử dụng thuốc. SG được xem là một biến chứng biểu hiện tình trạng nặng của TSG, có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc thời kỳ hậu sản.

Cùng với các rối loạn tăng huyết áp khác của thai kỳ, tiền sản giật, sản giật là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây bệnh suất và tử suất cho mẹ và thai nhi.

► Tiền sản giật gây hậu quả ngắn hạn và dài hạn cho mẹ & thai nhi:

Đối với mẹ:

– Biến chứng nghiêm trọng bao gồm sản giật, hội chứng HELLP và phù phổi.

– Nguy cơ bị bệnh tim mạch và bệnh thận sau sinh.

– Thai phụ có tiền căn tiền sản giật sẽ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi từ bệnh mạch vành hoặc bệnh tim mạch so với thai phụ bình thường.

Đối với thai nhi:

– Tăng nguy cơ sinh non

– Trẻ sinh nhẹ cân

– Hội chứng suy hô hấp

– Các biến chứng liên quan đến sinh non (bại não, rối loạn thị giác hoặc mù lòa)

– Tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh mạch vành và hội chứng chuyển hóa khi trưởng thành.

► Nguyên nhân gây tiền sản giật cho đến nay vẫn chưa được biết rõ, có giả thiết cho rằng do rối loạn sự phân bố các mạch máu tại bánh nhau làm thay đổi tình trạng tuần hoàn của mẹ. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ cao và nguy cơ trung bình đã được xác định bởi các nhóm đối tượng sau:

Nhóm đối tượng nguy cơ cao ACOG 2018:

– Đã từng tiền sản giật ở những lần mang thai trước,

– Bệnh thận

– Tăng huyết áp mãn tính

– Mẹ bị đái tháo đường,

– Bệnh tự miễn

Nhóm đối tượng nguy cơ trung bình ACOG 2018:

– Mẹ mang thai lần đầu ≥35 tuổi

– Béo phì (BMI trước mang thai >30 kg/ m2)

– Tiền sử gia đình bị tiền sản giật

– Tiền sử sinh con nhẹ cân, thai nhỏ, khoảng cách mang thai > 10 năm

Trước đây TSG chưa có biện pháp sàng lọc chuẩn nên không có biện pháp can thiệp dự phòng, khi xuất hiện TSG sau khi điều trị một vài ngày ổn định tình trạng mẹ thì phải chấm dứt thai kỳ vì nếu TSG nặng nếu để kéo dài có thể gây nguy hiểm đến mẹ. Hiện nay đã có phương pháp sàng lọc chuẩn, khi sàng lọc nếu nguy cơ cao, bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị dự phòng nhằm hạn chế xuất hiện TSG và nếu có TSG cũng xuất hiện muộn hơn vào giai đoạn thai nhi có thể nuôi dưỡng bên ngoài tử cung.

Để phòng ngừa nguy cơ xảy ra sản giật ở thai phụ, bác sĩ khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực khuyến cáo thai phụ thực hiện tầm soát sàng lọc tiền sản giật sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhằm giúp theo dõi, quản lý chặt chẽ các thai phụ tiền sản giật và hạn chế những biến chứng cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Đồng hành cùng sức khỏe của mẹ và bé suốt thai kỳ, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực mang đến chương trình thai sản trọn gói, với đầy đủ những xét nghiệm chuyên sâu, giúp mẹ tầm soát sớm tiền sản giật đầu thai kỳ, đồng hành bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và thai nhi từ mang thai đến khi vượt cạn an toàn.

Đăng ký gói thai sản tại đây: https://th.hopluchospital.com/dich_vu/tron-goi-thai-san/

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch