SẢN PHỤ ĐỐI MẶT VỚI NGUY CƠ SINH NON VÀ CÁI KẾT ĐẦY CẢM XÚC
Niềm hạnh phúc vỡ òa khi sản phụ N.T.N.A (23 tuổi, trú tại Quảng Phú, TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa) đón chào cặp song sinh đầu tiên của năm tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực. Đây là thai đôi tự nhiên, nhưng hành trình mang thai của chị N.A không hề dễ dàng, mà là một cuộc chiến kiên cường để giữ trọn vẹn hai con trong vòng tay.
Ở tuần thai thứ 16, chị được chỉ định khâu vòng cổ tử cung để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Đến tuần 28, chị phát hiện mắc đái tháo đường thai kỳ, buộc phải điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt để kiểm soát đường huyết. Nhưng thử thách chưa dừng lại ở đó. Tuần 32, chị nhập viện trong tình trạng dọa sinh non, khiến cả gia đình không khỏi lo lắng. Nhờ sự can thiệp kịp thời và phác đồ giữ thai tích cực của các bác sĩ, chị được xuất viện và tiếp tục theo dõi sát sao thai kỳ.
Đến tuần thai thứ 38, khi cơn đau chuyển dạ ập đến, chị N.A được đưa vào viện. Nhận thấy tình trạng cổ tử cung đã sẵn sàng, đội ngũ bác sĩ khoa Phụ Sản – Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực quyết định tháo chỉ khâu vòng cổ tử cung và mổ cấp cứu để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Với sự phối hợp chuyên nghiệp của các bác sĩ, hai bé trai kháu khỉnh cất tiếng khóc chào đời, mang đến niềm vui vỡ òa cho gia đình.
Một hành trình đầy thử thách nhưng ngập tràn yêu thương
Mang thai là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy gian nan, đặc biệt với những mẹ bầu phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Với chị N.A, đó là những ngày tháng đầy lo âu, thử thách, nhưng tình yêu và nghị lực của một người mẹ đã giúp chị mạnh mẽ vượt qua tất cả. Nhờ sự chăm sóc tận tình, theo dõi sát sao của đội ngũ y tế, hai thiên thần nhỏ đã đến với thế giới trong sự chào đón hạnh phúc của cả gia đình.
Đái tháo đường thai kỳ – Những nguy cơ không thể chủ quan
Theo các bác sĩ khoa Phụ Sản – Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, đái tháo đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
❗ Thai to, sinh khó, làm tăng nguy cơ phải can thiệp y tế.
❗ Tiền sản giật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.
❗ Nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, có thể gây biến chứng sau sinh.
Mẹ bầu cần làm gì để phòng ngừa và kiểm soát bệnh?
✅ Kiểm soát chế độ ăn uống, hạn chế thực phẩm chứa đường và tinh bột để duy trì đường huyết ổn định.
✅ Tập thể dục nhẹ nhàng, duy trì cân nặng hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.
✅ Thăm khám thai định kỳ, xét nghiệm đường huyết thường xuyên để phát hiện sớm bất thường.
✅ Theo dõi sát các dấu hiệu cảnh báo như tăng cân quá nhanh, khát nước nhiều, tiểu nhiều hoặc mệt mỏi bất thường.
💖 Mỗi thai kỳ là một hành trình đặc biệt, và sức khỏe của mẹ chính là món quà vô giá dành cho con. Vì vậy, mẹ bầu hãy luôn chăm sóc bản thân thật tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn!
Bài viết liên quan
-
HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG: GIAO TIẾP LẤY NGƯỜI BỆNH LÀM TRUNG TÂM TRONG CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH
Nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử và y đức của đội ngũ nhân viên y tế, hướng tới gia tăng sự hài lòng của người bệnh trong… -
SIÊU ÂM TIM THAI – TẦM SOÁT DỊ TẬT SỚM CHO CON
💕Siêu âm tim thai là một xét nghiệm tiền sản không xâm lấn, giúp tầm soát và phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh, từ đó hỗ trợ bác… -
U NANG BUỒNG TRỨNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH UNG THƯ
U nang buồng trứng là một tình trạng phổ biến, hình thành tự nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt. Phần lớn các u nang này là lành tính và không… -
Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực và Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tổ chức lễ ký kết hợp tác đào tạo thực hành điều dưỡng sau đại học
Sáng ngày 02/06, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực và Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tổ chức lễ ký kết hợp tác đào tạo thực hành điều…