CÁC BỆNH VỀ PHỔI THƯỜNG GẶP VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

Điều kiện môi trường ngày càng ô nhiễm, thói quen hút thuốc lá, sự hoạt động mạnh mẽ của nhiều tác nhân gây bệnh đường hô hấp,… là những yếu tố thuận lợi khiến cho các bệnh về phổi ngày càng dễ mắc phải. Nếu không được phát hiện sớm để điều trị hiệu quả thì nhiều bệnh trong số đó có thể khiến người bệnh đứng trước những nguy hiểm khôn lường.

1. Các bệnh về phổi phổ biến nhất hiện nay

1.1. Viêm phổi
Viêm phổi là một trong các bệnh về phổi có thể diễn tiến nguy hiểm, nhất là với người có bệnh nền, người cao tuổi, bị suy giảm miễn dịch. Đối với trẻ em, đây hiện là bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới.

Mô tả tình trạng tổn thương phổi do viêm phổi

Người bị viêm phổi thường có triệu chứng:

– Sốt nhẹ hoặc cao: nguyên nhân thường do có nhiều chất lỏng bên trong phổi.

– Khó thở: liên quan đến sưng phổi khiến cho việc thở trở nên khó khăn.

– Ho nhiều: người bị viêm phổi dễ ho, ho nhiều, ho có đờm hoặc máu.

– Ớn lạnh: khi bắt đầu nhiễm trùng người bệnh thường cảm thấy ớn lạnh.

– Nhức đầu.

Ngoài ra, nếu tập luyện quá sức, bệnh nhân viêm phổi rất dễ bị kiệt sức, mệt mỏi, khó thở. Trong tình trạng này, nhiều bệnh nhân còn bị tăng nhịp tim và nhịp thở.

Do viêm phổi khiến phổi bị tổn thương nghiêm trọng nên nếu không được điều trị sớm thì người bệnh có thể gặp phải hàng loạt biến chứng như: viêm màng não, nhiễm trùng máu, tràn dịch màng tim, tràn mủ màng phổi, suy hô hấp cấp, viêm khớp, sốc nhiễm trùng,…

1.2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đây là bệnh lý đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở không hồi phục và tiến triển nặng dần theo thời gian. Tác nhân gây nên bệnh thường là yếu tố bên ngoài môi trường sống như: khói thuốc, khói bụi,…

Bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính bao gồm hai thể là viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Người bệnh thường có triệu chứng đặc trưng là khó thở, khạc và ho có đờm.

1.3. Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi xuất hiện khi cơ thể có cục máu đông và cục máu đó di chuyển đến phổi. Trong số các bệnh về phổi thì thuyên tắc phổi khiến cho lưu thông máu đến phổi bị cản trở và mô phổi bị tổn thương. Người bệnh thường có các triệu chứng: ho có máu, đau tức ngực, khó thở,…

Quá trình hình thành bệnh thuyên tắc phổi

1.4. Phù phổi
Khi có quá nhiều chất lỏng tích tụ ở túi khí của phổi sẽ gây nên phù phổi. Kết quả của bệnh lý này là người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở ngay cả khi nằm nghỉ ngơi. Ngoài ra, người bị phù phổi còn có triệu chứng ho sùi bọt mép, nhịp tim nhanh, ho sùi bọt mép, có cảm giác ngột ngạt, ho ra máu,…

1.5. Bệnh bụi phổi
Thường xuyên hít phải bụi, nhất là cát, đá, amiăng,… rất dễ bị bệnh bụi phổi. Do phải hấp thu quá nhiều bụi nên phổi bị nhiễm trùng và có sẹo. Điều đáng nói là người bị bụi phổi có thể không trải qua bất cứ ảnh hưởng nào trong một thời gian dài nhưng khi phổi bị tổn thương nghiêm trọng thì sẽ gây ra các triệu chứng dai dẳng kéo dài và không hồi phục. Bệnh tiến triển ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi,…

1.6. Bệnh u hạt
Khi các u hạt phát triển ở phổi sẽ bộc phát bệnh u hạt phổi. Người bị bệnh lý này thường có triệu chứng: thở dốc, ho khan, mệt mỏi, sốt, đau ngực, thở khò khè,…

Có không ít bệnh nhân bị u hạt nhưng bệnh tự biến mất mà không để lại vết tích. Trường hợp cần điều trị bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp để kiểm soát triệu chứng và theo dõi tiến triển bệnh.

1.7. Xơ hóa phổi
Khi các mô bên trong phổi cứng và dày bất thường tức là đã bị xơ hóa phổi. Bệnh lý này gây cản trở hấp thu khí oxygen vào não, máu và nhiều cơ quan khác. Người bệnh sẽ có các cơn ho khan, bị khó thở không thể kiểm soát.

Nếu bệnh kéo dài mà không được điều trị có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, khi có các dấu hiệu khó thở, ho khan triền miên thì nên thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kiểm soát triệu chứng xơ hóa phổi.

1.8. Ung thư phổi
Trong số các bệnh về phổi thì đây là bệnh nguy hiểm hàng đầu vì tiên lượng sống rất thấp. Nguyên nhân chính gây nên bệnh là do khói thuốc lá. Ngoài ra, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm trong thời gian dài, khí radon, dùng nguồn nước chứa asen, tiền sử gia đình,… cũng là yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển.

Mỗi giai đoạn ung thư phổi có thể gây nên những triệu chứng khác nhau nhưng hầu hết bệnh nhân sẽ gặp tình trạng khó thở, đau tức dữ dội ở ngực, khạc hoặc ho ra máu,… Khi ung thư di căn người bệnh sẽ bị đau xương, đau đầu, vàng mắt và da, sưng bụng,…

2. Nên làm gì khi mắc các bệnh về phổi?
Các bệnh về phổi được nêu trên đều cần được phát hiện và điều trị sớm. Vì thế, khi nghi ngờ dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh lý ở phổi thì người bệnh nên chủ động gặp bác sĩ thăm khám để làm các kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán đúng bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh về phổi sẽ được bác sĩ đưa ra dựa trên bệnh lý mắc phải, mức độ bệnh của từng bệnh nhân. Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh và không làm việc quá sức.

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị các bệnh về phổi sớm đạt hiệu quả tích cực, người bệnh cũng cần:

– Giữ môi trường sống xung quanh mình luôn sạch sẽ, thoáng đãng.

– Tránh tiếp xúc với khói bếp than, các loại khí ảnh hưởng không tốt đến đường thở.

– Bổ sung rau xanh vào chế độ ăn, tăng cường bổ sung nước để cải thiện miễn dịch.

– Vệ sinh hầu họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

– Có kế hoạch luyện tập vừa sức, đều đặn để tăng cường sức đề kháng giúp chống lại các triệu chứng của bệnh lý về phổi.

Những thông tin được chia sẻ ở trên hy vọng sẽ giúp quý khách hàng chủ động phòng ngừa, phát hiện để được điều trị kịp thời các bệnh về phổi, tránh để lâu khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch