Khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý liên qua đến tuyến giáp và suy tĩnh mạch cùng chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực

Ngày 5/7/2020, Ths.Bs Trương Thị Thanh chuyên gia khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp và suy tĩnh mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ trực tiếp khám, tư vấn, điều trị các bệnh lý trên tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực.

Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực là Bệnh viện tư nhân đầu tiên của tỉnh Thanh Hoá đã triển khai phương pháp điều trị u tuyến giáp và suy giãn tĩnh mạch chi bằng đốt sóng cao tần (RFA) từ đầu tháng 6/2020.

Cùng với đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, còn có sự phối hợp và chuyển giao công nghệ của các chuyên gia đầu ngành tại các bệnh viện tuyến Trung ương về trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, điều trị như: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103… đảm bảo thủ thuật được thực hiện chính xác, hiệu quả và giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra…

Ưu điểm của phương pháp điều trị đốt sóng cao tần (RFA)

Với phương pháp điều trị này, bệnh nhân không phải phẫu thuật, ít xâm lấn, ít gây đau đớn, thủ thuật được thực hiện nhanh chóng, an toàn và hiệu quả, đảm bảo tính thẩm mỹ, không để lại sẹo. Thời gian phục hồi nhanh, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày.

1. Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp

Bướu cổ (hay còn gọi là bướu nhân, u tuyến giáp) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam với tỉ lệ nữ mắc nhiều hơn 4 đến 5 lần so với nam giới. Để phát hiện sớm nên tầm soát bệnh bằng siêu âm vùng cổ.

Các biểu hiện của bệnh lý tuyến giáp như: Cổ to; nuốt nghẹn; mệt mỏi; tăng cân hoặc sút cân bất thường… Một số trường hợp được phát hiện tình cờ thông qua siêu âm tuyến giáp.

U tuyến giáp nếu không được điều trị sớm, các khối u này sẽ gây cảm giáp đau đớn, khó chịu khi nuốt, gây nên khàn giọng; ho mãn tính; khó nuốt… Lâu ngày u có thể biến chứng gây viêm giáp và rối loạn chức năng tuyến giáp.

2. Bệnh suy tĩnh mạch

Là tình trạng suy giảm chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới do suy các van tĩnh mạch nông có thể kèm theo thuyên tắc tĩnh mạch hoặc không. Tĩnh mạch bị phình lên và trở nên ngoằn ngoèo, thường bị ở vùng chân…

Nguyên nhân bệnh suy tĩnh mạch: Có thể do yếu tố di truyền; người làm công việc phải đứng liên tục trong thời gian dài; cân nặng do béo phì gây ra suy tĩnh mạch hoặc suy tĩnh mạch cấp.

Các dấu hiệu nhận biết suy tĩnh mạch ở giai đoạn sớm: Người bị suy tĩnh mạch có cảm giác khó chịu ở bắp chân, thường xảy ra chuột rút, mắt cá chân bị sưng nề đau nhức. Suy tĩnh mạch nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Để được tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Số điện thoại: 0943.044.789

Tổng đài CSKH: 1900.9012

Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, 595 Nguyễn Chí Thanh, Phường Đông Thọ, Thành phố Thanh Hoá

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch