Nguy cơ bệnh tim mạch theo từng cấp độ tăng huyết áp

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch được chú ý nhiều nhất. Tăng huyết áp sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu kết hợp thêm cả yếu tố béo phì, nghiện thuốc lá và cholesterol cao thì nguy cơ bệnh tim hay đột quỵ sẽ tăng lên đáng kể.

1. Các cấp độ tăng huyết áp
Theo WHO, huyết áp bình thường ở người lớn là Huyết áp tâm thu < 140mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương < 90mmHg.

Tăng huyết áp, hay nhiều người gọi là cao huyết áp, là một bệnh lý phổ biến khi mà áp lực máu tác động lên thành mạch quá cao. Nếu mức huyết áp này tăng cao trong thời gian dài, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như: Đái tháo đường, suy thận, đột quỵ, nguy cơ tim mạch,… thậm chí là biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Các cấp độ tăng huyết áp:

Tiền tăng huyết áp
Giai đoạn này xảy ra khi huyết áp tâm thu trong khoảng 120 – 130 mmHg, huyết áp tâm trương trong khoảng 80 – 89 mmHg. Đây là giai đoạn ban đầu của tăng huyết áp, nhưng cũng không nên xem thường, vì nó sẽ nhanh tiến triển thành tăng huyết áp nếu như không được can thiệp kịp thời.

Giai đoạn này cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn uống điều độ, ăn ít béo, giảm mặn, tập thể dục thường xuyên.

Tập thể dục thường xuyên, giảm béo để ngăn bệnh tiến triển

* Tăng huyết áp giai đoạn 1
Nếu chỉ số huyết áp tâm thu ở mức 140 – 159 mmHg, huyết áp tâm trương ở mức 90 – 99 mmHg thì bạn đang ở giai đoạn tăng huyết áp độ 1. Đây là giai đoạn tăng huyết áp nhẹ, các biểu hiện ít và chưa làm tổn thương nhiều đến mạch máu cũng như các cơ quan nội tạng khác.

Lúc này, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc lợi tiểu để hạn huyết áp và bạn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, thường xuyên kiểm soát huyết áp của mình.

* Tăng huyết áp giai đoạn 2
Tăng huyết áp độ 2 là khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 160– 179 mmHg và huyết áp tâm trương ở mức 100 – 109 mmHg. Lúc này các biểu hiện tổn thương đã rõ, như: Hẹp một phần hoặc toàn bộ động mạch vành, xơ vữa động mạch, phì đại tâm thất trái … có thể phát hiện bằng siêu âm.

Tình trạng có thể sẽ nặng hơn bất cứ lúc nào, nên bác sĩ sẽ cho dùng thuốc lợi tiểu kết hợp với thuốc hạ huyết áp.

* Tăng huyết áp giai đoạn 3
Chỉ số huyết áp đo được khi nghỉ ngơi vượt ngưỡng 180 mmHg đối với huyết áp tâm thu và trên 110 mmHg đối với huyết áp tâm trương. Tình trạng hiện giờ đang ở mức báo động đỏ, cực kỳ nguy hiểm. Bởi lúc này, các cơ quan nội tạng và mạch máu đã bị tổn thương rất nghiêm trọng như: Phình động mạch, tắc động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu tim, suy tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não, suy thận, xuất huyết võng mạc,… thậm chí là dẫn đến tử vong.

* Tăng huyết áp đơn độc
Tăng huyết áp đơn độc có hai loại là tăng huyết áp tâm thu đơn độc và tăng huyết áp tâm trương đơn độc. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg mà đi kèm với tăng huyết áp tâm trương bình thường (<90 mmHg). Tăng huyết áp tâm trương đơn độc khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. Các tình trạng này thường lành tính, nhưng bạn cũng không nên xem thường.

Tăng huyết áp được chia thành nhiều mức độ

2. Nguy cơ bệnh tim mạch theo từng cấp độ tăng huyết áp
Dựa vào phân độ huyết áp, số lượng các yếu tố nguy cơ tim mạch và biến cố tim mạch để có chiến lược quản lý, theo dõi và điều trị lâu dài.

Nguy cơ bệnh tim mạch theo từng cấp độ tăng huyết áp như sau:

3. Tránh nguy cơ tim mạch bằng cách điều trị tăng huyết áp

3.1. Nguyên tắc chung
Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.
Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. Huyết áp cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được.
Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg.
Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.
Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu.

3.2. Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống

Đây là biện pháp áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng như:

– Có chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng. Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày). Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no.
– Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2. Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.
– Hạn chế uống rượu, bia

– Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.
– Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
– Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
– Tránh bị lạnh đột ngột.

Hạn chế uống rượu, bia

3.3. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc
– Tăng huyết áp độ 1: Có thể lựa chọn một thuốc trong số các nhóm lợi tiểu thiazide liều thấp; ức chế men chuyển; chẹn beta giao cảm nếu như không có chống chỉ định.
– Tăng huyết áp từ độ 2 trở lên: Phối hợp 2 loại thuốc (lợi tiểu, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II, chẹn bêta giao cảm.
Từng bước phối hợp các thuốc hạ huyết áp cơ bản, bắt đầu từ liều thấp như lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide 12.5mg/ngày), chẹn kênh canxi dạng phóng thích chậm.

Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực thực hiện thăm khám và điều tri giúp khách hàng tầm soát nguy cơ, biến chứng và các cấp độ tăng huyết áp.

Thông tin chi tiết về thăm khám và điều trị, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 1900.9012 để được tư vấn

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch