Suy thận giai đoạn cuối – Hiểu để hỗ trợ cải thiện bệnh

Suy thận giai đoạn cuối là khi thận gần như mất hoàn toàn chức năng vốn có. Lúc này, rất nhiều người băn khoăn về mức độ nguy hiểm của bệnh và không biết rằng suy thận giai đoạn cuối có chữa được không? Để giải đáp những băn khoăn này, hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây!

Dấu hiệu điển hình của suy thận giai đoạn cuối

Suy thận giai đoạn cuối là khi thận đã bị tổn thương nghiêm trọng, chức năng thận giảm trên 90%, độ lọc cầu thận giảm dưới 15ml/phút và nồng độ ure trong máu cao. Người bệnh suy thận giai đoạn cuối sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

– Tiểu ít, có thể vô niệu.

– Tiểu ra máu, nước tiểu có thể lẫn đạm.

– Đau nhức vùng thắt lưng.

– Thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, buồn nôn, chán ăn.

– Da khô, sạm đen.

– Phù.

– Ngứa ngáy, mất ngủ.

– Giảm ham muốn tình dục.

Đau thắt lưng là dấu hiệu điển hình của suy thận giai đoạn cuối

Suy thận giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

Suy thận giai đoạn cuối rất nguy hiểm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

– Tăng huyết áp

Suy thận có thể gây tăng huyết áp đột ngột. Thận có vai trò tiết ra enzyme giúp điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, khi suy thận giai đoạn cuối, enzyme này có thể bị kích thích, gây tăng huyết áp.

– Bí tiểu và có thể vô niệu

Người bệnh suy thận đến giai đoạn cuối thì chức năng lọc máu và đào thải chất độc của thận giảm. Lúc này, chất thải sẽ ứ đọng trong cơ thể, làm giảm khả năng tiểu tiện và gây phù nề.

– Vấn đề về xương khớp, thiếu máu, giảm nhu cầu tình dục

Thận có khả năng kích thích tiết hormone trong cơ thể. Vì vậy, người suy thận giai đoạn cuối sẽ bị rối loạn hormone, thay đổi nội tiết tố, dẫn đến các vấn đề về xương khớp, gây thiếu máu hoặc giảm nhu cầu tình dục.

– Biến chứng tim, phù nề, rối loạn tinh thần

Thận không đảm bảo chức năng sẽ gây rối loạn cân bằng nước – điện giải trong cơ thể, dẫn đến biến chứng tim, phù nề, rối loạn tinh thần.

– Suy thận giai đoạn cuối rất nguy hiểm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

– Tăng huyết áp

– Suy thận có thể gây tăng huyết áp đột ngột. Thận có vai trò tiết ra enzyme giúp điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, khi suy thận giai đoạn cuối, enzyme này có thể bị kích thích, gây tăng huyết áp.

– Bí tiểu và có thể vô niệu

– Người bệnh suy thận đến giai đoạn cuối thì chức năng lọc máu và đào thải chất độc của thận giảm. Lúc này, chất thải sẽ ứ đọng trong cơ thể, làm giảm khả năng tiểu tiện và gây phù nề.

– Vấn đề về xương khớp, thiếu máu, giảm nhu cầu tình dục

– Thận có khả năng kích thích tiết hormone trong cơ thể. Vì vậy, người suy thận giai đoạn cuối sẽ bị rối loạn hormone, thay đổi nội tiết tố, dẫn đến các vấn đề về xương khớp, gây thiếu máu hoặc giảm nhu cầu tình dục.

– Biến chứng tim, phù nề, rối loạn tinh thần

– Thận không đảm bảo chức năng sẽ gây rối loạn cân bằng nước – điện giải trong cơ thể, dẫn đến biến chứng tim, phù nề, rối loạn tinh thần.

Suy thận giai đoạn cuối có thể gây ảnh hưởng đến tim

Suy thận giai đoạn cuối chữa được không?

Để đẩy lùi suy thận giai đoạn cuối chủ yếu sử dụng các phương pháp giúp giảm triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Lúc này, thận suy giảm chức năng nghiêm trọng nên các phương pháp điều trị như chạy thận, lọc màng bụng, ghép thận có thể được thực hiện để thay thế chức năng thận đã bị suy giảm.

Lọc màng bụng

Phương pháp này sử dụng màng bụng của người bệnh để lọc máu thay cho thận. Phương pháp lọc màng bụng khá đơn giản, có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, quá trình lọc màng bụng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh bị nhiễm trùng.

Chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo là phương pháp phổ biến điều trị suy thận giai đoạn cuối. Phương pháp này sử dụng máy lọc máu sẽ giúp loại bỏ chất cặn bã và độc tố ra bên ngoài, sau đó máu sạch được đưa trở lại cơ thể. Nếu điều trị bằng phương pháp này, người bệnh phải thường xuyên đến bệnh viện, tùy tình trạng mỗi người mà tần suất nhiều hay ít.

Ghép thận

Ghép thận là phương pháp sử dụng thận được hiến tặng để thay thế cho thận đã mất chức năng. Nếu ghép thận thành công và không có hiện tượng thải ghép thì có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong 3 phương pháp. Sau khi ghép thận mới, các chức năng của thận sẽ phục hồi hoạt động bình thường. Trường hợp thận mới bị thải ghép thì chi phí điều trị sẽ rất cao và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết liên quan

Yêu cầu tư vấn dịch vụ

Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài chăm sóc khách hàng 1900. 9012
Developed by Hop Luc Group
Bản đồ
Facebook Messenger
Gọi ngay

Đã đặt lịch